Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mẹ không nên bỏ qua
Khi trẻ bước vào thời kì ăn dặm các mẹ luôn tìm kiếm những gì tốt nhất cho trẻ. Đặc biệt phải sắp xếp bảng thời gian ăn dặm cho bé trong ngày như thế nào là hợp lí. Ngoài ra nên cho bé ăn dặm vào thời gian nào trong ngày là tốt nhất đối với trẻ.
Hãy cùng Chamsocmevabe.vn tìm hiểu bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày như thế nào là vừa khoa học vừa giúp bé có đầy đủ dinh dưỡng tốt nhất để phát triển khỏe mạnh.

CHO BÉ ĂN DẶM VÀO THỜI GIAN NÀO TRONG NGÀY
Thời gian biểu hợp lí cho trẻ ăn dặm
Khi bé bắt đầu ăn dặm cũng là khi các mẹ luôn băn khoăn tìm kiếm và suy nghĩ cho bé ăn như thế nào là tốt nhất. Bên cạnh đó sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ nên các mẹ không nên quá lo lắng. Đặc biệt nên cho bé ăn dặm vào thời gian nào trong ngày là hợp lí nên đảm bảo cho bé ăn dặm ít nhất là 2 bữa/ngày. Lưu ý thời gian bữa ăn dặm nên cách xa nhau để bé kịp hấp thụ. Đan xen với các bữa ăn dặm chính mẹ nên đảm bảo bé vẫn uống sữa mẹ đều.
Chú ý các mẹ nên cho trẻ ăn dặm bột trong thời gian ngắn nhưng nên cân nhắc thật kĩ khi nấu cho trẻ ăn vì ở tuổi này thận của trẻ còn non yếu các mẹ chỉ nên pha loãng ½ so với hướng dẫn sử dụng trên hộp.

Lập thời gian biểu cho bé ăn dặm
Trong thời gian bé ăn dặm mẹ nên vạch ra và lên kế hoạch lập thời gian biểu cho bé ăn dặm khoa học, hợp lí nhất để bé được phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên tùy vào bé nhà bạn bao nhiêu tháng tuổi bạn có thể lập thời gian biểu ăn dặm cho bé khác nhau nhưng phải luôn đảm bảo rằng sữa mẹ là nguồn thức ăn chính quan trọng nhất đối với trẻ.
Bạn có thể lập thời gian biểu cho bé ăn dặm gồm các bữa như sau:
Bữa ăn của bé khi vừa ngủ dậy: Sữa mẹ hoặc sữa ngoài.
Bữa ăn của bé giữa sáng: Sữa mẹ hoặc sữa ngoài.
Bữa ăn dặm trưa: Cháo loãng, các món ăn tốt, phù hợp cho bé ăn dặm.
Bữa ăn chiều: Sữa mẹ hoặc sữa ngoài.
Bữa tối: Cháo loãng, các món ăn tốt và phù hợp cho bé ăn dặm.
Bữa ăn trước khi bé đi ngủ: Sữa mẹ

CHI TIẾT CÁCH LẬP THỜI GIAN BIỂU CHO BÉ THEO THÁNG
Thời gian biểu cho bé ăn dặm 4 tháng tuổi
Đối với mỗi trẻ ở mỗi tháng tuổi khác nhau bạn nên tìm hiểu thật kĩ, lập bảng thời gian ăn dặm cho bé sao cho hợp lí nhất. Đối với trẻ 4 tháng tuổi hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt và yếu. Vì vậy bạn nên hạn chế cho bé ăn dặm trong khoảng thời gian này, phải cân nhắc thật kĩ lưỡng. Bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ là chủ yếu vì sữa mẹ có đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết giúp bé phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra nếu sữa mẹ ít bạn có thể cho bé uống sữa bột ngoài cùng kết hợp với nước cháo, nước súp rau củ pha cùng sữa bột để bé tập làm quen dần.

Thời gian biểu cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi
Khi bé 5 tháng tuổi bạn cũng nên hạn chế cho bé ăn dặm ngoài sữa mẹ, sữa bột công thức để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé. Đối với một số trẻ có thể khoảng 5,5 tháng đã có dấu hiệu muốn ăn dặm thì bạn có thể tập cho bé ăn dặm từ những món ăn dạng lỏng nhất có thể như có thể bắt đầu cho bé ăn từ một thìa nhỏ cháo loãng sau đó sẽ tăng dần theo mức độ và độ hấp thụ của bé. Các mẹ nên tìm hiểu và chọn thật kĩ nguồn thực phẩm tốt tươi sạch để bảo bảo bé sẽ không gặp các vấn đề xấu ảnh hưởng tới trẻ nhất là tình trạng đi ngoài rối loạn tiêu hóa.
Thời gian biểu cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi là thời gian hợp lí nhất mẹ nên tập cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Các mẹ có thể tham khảo thời gian biểu sau để sắp xếp được thời gian biểu cho bé sao cho hợp lí nhất
Tuần 1:
Bữa ăn của trẻ khi vừa ngủ dậy: Sữa mẹ hoặc là sữa bột công thức
Bữa ăn của bé giữa sáng: Sữa mẹ ( sữa công thức )
Bữa trưa: Cháo loãng, hoa quả nghiền nát hoặc là các món ăn tốt cho bé ăn dặm
Bữa chiều: Sữa mẹ hoặc sữa bột pha loãng
Bữa tối: Sữa mẹ hoặc sữa bột pha theo công thức
Bữa ăn trước khi đi ngủ: Sữa mẹ
Tuần 2 trở đi các mẹ có thể bổ sung bữa ăn dặm cho bé vào buổi tối nhưng hạn chế cho bé ăn quá no vào buổi tối sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Thời gian biểu cho bé ăn dặm 7 tháng tuổi

Trong tháng thứ 7 sau khi các bé đã được tập ăn dặm thì ở tháng này các bé sẽ ăn dặm với chế độ nhiều hơn ở các giai đoạn trước
Bữa ăn của trẻ khi vừa ngủ dậy: Sữa mẹ hoặc sữa bột
Bữa ăn của bé giữa sáng: Ăn dặm với cháo loãng cùng với các hoa quả nghiền nát, sữa mẹ ( sữa công thức )
Bữa trưa: Sữa mẹ hoặc sữa bột
Bữa chiều: Sữa mẹ hoặc sữa bột pha loãng
Bữa tối: Ăn dặm với các món ăn lỏng được nghiền nhuyễn, sữa mẹ
Bữa ăn trước khi đi ngủ: Sữa mẹ hoặc sữa bột
Thời gian ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Trẻ ở 8 tháng tuổi bạn nên cho bé ăn dặm 3 bữa mỗi ngày đan xen giữa các bữa ăn dặm chính là sữa mẹ hoặc sữa bột. Ngoài ra có thể là chiếc bánh quy cho bé ăn dặm, hoa quả nghiền nát hay hộp váng sữa, hộp sữa chua rất tốt cho tiêu hóa của trẻ.
Bữa ăn của trẻ khi vừa ngủ dậy: Sữa mẹ hoặc sữa bột
Bữa ăn của bé buổi sáng: Ăn dặm với cháo loãng ( mẹ nên kết hợp với các loại rau củ)
Bữa ăn giữa sáng: Sữa mẹ ( sữa công thức )
Bữa trưa: Các món ăn dặm
Bữa chiều: Sữa mẹ hoặc sữa bột pha loãng ngoài ra có thể cho bé ăn váng sữa hoặc sữa chua. Tuy nhiên 1 tuần chỉ nên cho bé ăn 2 hộp váng sữa.
Bữa tối: Ăn dặm với các món ăn lỏng được nghiền nhuyễn, sữa mẹ
Bữa ăn trước khi đi ngủ: Sữa mẹ hoặc sữa bột
Thời gian biểu ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi

Khi trẻ 9 tháng tuổi bạn có thể điều chỉnh bảng thời gian cho bé ăn dặm có sự thay đổi rõ rệt theo độ tăng dần so với các giai đoạn trước. Ngoài việc cho bé ăn các món cháo loãng đồ ăn dặm hay hoa quả nghiền nhuyễn bạn có thể cho trẻ ăn cháo kết hợp với thịt, trứng, cá, tôm để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Bữa ăn của trẻ khi vừa ngủ dậy: Sữa mẹ hoặc sữa bột
Bữa ăn của bé buổi sáng: Ăn dặm với cháo loãng có kết hợp với các loại thịt cá tôm xay nhuyễn cùng rau củ như rau ngót, khoai tây, cà rốt,…
Bữa giữa sáng: Sữa mẹ hoặc có thể cho bé ăn hoa quả nghiền nhuyễn
Bữa trưa: Các món ăn dặm
Bữa chiều: Sữa mẹ hoặc sữa bột cùng với váng sữa hoặc sữa chua.
Bữa tối: Ăn dặm với các món ăn lỏng được nghiền nhuyễn, sữa mẹ
Bữa ăn trước khi đi ngủ: Sữa mẹ hoặc sữa bột
Thời gian biểu ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi

Nếu đã quá quen thuộc với các món ăn từ gạo, rau, cá thịt,.. thì trong khoảng thời gian này các mẹ có thể cho bé tập làm quen với các món ăn như bún, phở, đậu phụ, các loại đậu, sữa nguyên kem,… với các bữa ăn giống như giai đoạn trước với 3 bữa ăn dặm chính có thể thay thế và kết hợp cùng.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ có thể lập được bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày hợp lí giúp bé phát triển khỏe mạnh.